Mình có niềm tin mãnh liệt rằng bạn đã tìm hiểu trước về cách viết mô tả sản phẩm trước khi đặt chân đến blog này. Vậy chắc chắn bạn đã được mách nước về tập trung vào USP, sử dụng CTA, cung cấp thông tin chi tiết về sản phẩm,…

Nhưng liệu có đơn giản đến vậy?

Sau đây, mình sẽ hướng dẫn các bạn cách viết mô tả sản phẩm đúng cách. Từ Zero To Hero chỉ với 7 mẹo đơn giản.

Viết mô tả sản phẩm là gì?

Viết mô tả sản phẩm được hiểu đơn giản như viết nội dung tiếp thị, trả lời câu hỏi mà khách hàng còn đang bỏ ngỏ. Mục đích của mô tả sản phẩm là cung cấp chi tiết về tính năng, lợi ích về sản phẩm đó đến khách hàng.

Hay còn hiểu nôm nay như: Giới thiệu sản phẩm.

Đa phần các bạn làm content đều xem nhẹ và bỏ qua về việc viết mô tả sản phẩm hoặc chỉ viết qua loa, có lệ. Nếu không muốn chỉ lẹt đẹt vài 3 đơn trong tháng thì hãy thay đổi ngay đi.

Viết mô tả sản phẩm không chỉ cung cấp tất tần tật thông tin về sản phẩm, bởi khách hàng chỉ thật sự quan tâm đến những gì họ cần.

Ví dụ, trong cùng sản phẩm laptop

Nếu khách hàng muốn mua một chiếc laptop windows, họ sẽ đặc biệt quan tâm đến:

  • Cấu hình máy ra sao?
  • Màn hình máy như thế nào?
  • Khả năng nâng cấp có dễ dàng không?

Nếu khách hàng muốn sắm một chiếc Macbook thì lại khác, họ đặc biệt quan tâm đến:

  • Trọng lượng của máy bao nhiêu?
  • Chính sách trả góp có hấp dẫn hay không?
  • Chính sách bảo hành có lâu dài hay không?

Khi bạn biết khách hàng thật sự cần gì, mọi thông điệp mà bạn đang cố gắng truyền tải đều như đang rót mật vào tai khách hàng.

Viết mô tả sản phẩm cần xác định nội dung khách hàng quan tâm
Viết mô tả sản phẩm cần xác định nội dung khách hàng quan tâm

Nhưng quan trọng hơn cả thảy, thực hành viết mô tả sản phẩm vẫn là mục đích để bạn click vào bài viết này. Không để bạn chờ lâu, ngay dưới đây là thủ thuật mà bạn có thể áp dụng ngay và luôn.

7 mẹo viết mô tả sản phẩm chiếm trọn tâm trí khách hàng

Gợi lên cảm xúc tích cực

Một cái bẫy mà nhiều nhà tiếp thị thương mại điện tử rơi vào khi viết mô tả sản phẩm là tập trung quá nhiều vào sản phẩm của họ. Đương nhiên, bạn muốn làm nổi bật các tính năng tốt nhất của sản phẩm và định vị nó như một người dẫn đầu trong danh mục của nó.

Siêu lầm tưởng và cũng cực kỳ tai hại dành cho các Content E-commerce là quá tập trung vào sản phẩm. Tất nhiên là bạn sẽ muốn làm nổi bật những tính năng tốt nhất của sản phẩm và định vị chúng là người dẫn đầu trong phân khúc mà bạn đang hướng đến.

Song, người tiêu dùng không chỉ bị dẫn dụ bởi lý trí. Trong B2C, chúng ta – những khách hàng luôn nương theo cảm xúc và chỉ sử dụng logic lý tính để biện minh cho việc mua hàng của mình.

Vậy nên, hãy thử bỏ qua những tính năng của chúng. Vẽ nên một bức tranh toàn cảnh, bên trong đó là những cảm xúc tích cực được tô lên nhằm gợi lên ham muốn “thầm kín” của khách hàng.

Lush là thương hiệu tận dụng thành công trong việc viết mô tả sản phẩm để khơi gợi cảm xúc tích cực trong tâm trí khách hàng tiềm năng. 

Lush sẽ mô tả miếng bánh xà phòng của họ như thế nào?

Bạn có thể mô tả rằng xà phòng của chúng tôi có khả năng làm sạch tốt, mùi thơm ngào ngạt, chứa thành phần từ thiên nhiên,…

Lush viết mô tả sản phẩm dựa trên cảm xúc tích cực
Lush viết mô tả sản phẩm dựa trên cảm xúc tích cực

… Hoặc bạn cũng có thể mô tả từ những cảm xúc mà khách hàng sẽ được trải qua nếu sở hữu ngay miếng xà phòng này.

Lưu ý cách Lush giải thích một cách tinh tế các thành phần và lợi ích của chúng thông qua cảm xúc và các đoạn văn ngắn. Bằng cách này, họ vẽ một bức tranh sống động hơn cho khách truy cập và giúp kích hoạt thông báo “Có, tôi muốn cái này!” trong tâm trí độc giả.

Cách mà Lush mô tả sản phẩm của họ khá tinh tế khi gợi lên đầy đủ thành phần và lợi ích của sản phẩm thông qua cảm xúc chứ không các đoạn mô tả thông thường. Bằng phương pháp này, họ vẽ lên một bức tranh sống động hơn. Mình dám chắc không ít khách truy cập vào trang web sau khi đọc đoạn mô tả trên đều đồng lòng “Có, tôi muốn cái này!”.

Ngoài sản phẩm làm đẹp ra. The Coffee House là ví dụ khác từ ngành tiềm năng trong việc khai thác tối ưu nhất những cảm xúc tích cực.

Trong khi viết mô tả sản phẩm cho cà phê, đương nhiên bạn sẽ muốn nói về hương vị và độ mạnh.

Nhưng The Coffee House định vị những ly cà phê của họ xung quanh những cảm xúc tích cực:

The Coffee House cũng có cách tiếp cận tương tự
The Coffee House cũng có cách tiếp cận tương tự

The Coffee House gợi lên niềm tự hào của một thương hiệu Việt, gửi gắm những lời khen sáng tạo của dân nước Nam. (Rốt cuộc, không gì quý hơn lòng yêu nước).

Đan xen là lời cảm thán, rõ ràng đến từng chi tiết của nhà báo người Anh có tiếng – Nicola Graydon, tạo nên một cảm xúc mạnh mẽ về lý tưởng của người Việt Nam.

Vậy nên, bạn không cần phải viết một câu chuyện dài trên 1000 từ và lấp đầy nó bằng những câu từ đưa sản phẩm đến tận mây xanh. Hãy trung thực và gợi độc giả hình dung cảm giác sau khi sử dụng sản phẩm của bạn.

Thỏa mãn ham muốn thuần túy nhất

Nói mình biết, bạn thuyết phục khách hàng tiềm năng mua bằng cách nào trong khi chưa bao giờ họ sử dụng, thậm chí chưa nhìn qua sản phẩm một lần nào cả.

Lại đây, mình chỉ một cách vô cùng hữu hiệu.

Người tiêu dùng luôn nung nấu ý định đạt được một cảm giác nhất định và hy vọng sẽ cảm nhận được điều đó thông qua việc trải nghiệm sản phẩm.

Bằng cách khai thác cảm xúc thỏa mãn và gợi lên cảm giác độc quyền ẩn trong tâm trí khách hàng, sản phẩm của bạn sẽ bỗng dưng trở thành món hàng ai nấy đều thèm khát.

Điều này không có nghĩa là bạn cần phải bán các mặt hàng xa xỉ hoặc các sản phẩm hiển thị công khai trạng thái. Tất cả là để nói lên mong muốn của người tiêu dùng để có những thứ tốt nhất.

Cách thực hiện khá đơn giản mà chắc bạn cũng đang nghĩ trong đầu: CTA mạnh mẽ, kích hoạt lòng tham của người tiêu dùng, chẳng hạn như “Bạn phải có thứ này” hay “Đừng ham rẻ mà bỏ qua sản phẩm tốt nhất”.

Beauty Bay là thương hiệu sử dụng lối viết mô tả sản phẩm này cực kỳ thành công:

Beauty Bay nhấn mạnh vào lòng tham và khẳng định bản thân
Beauty Bay nhấn mạnh vào lòng tham và khẳng định bản thân

Không chỉ đơn thuần nói “Sản phẩm này là tốt nhất”, mà còn thuyết phục bạn với câu nói “Đừng lãng phí tiền bạc với những thứ tạm bợ. Bạn xứng đáng với những thứ tốt nhất”.

Beauty Bay cũng sử dụng hình ảnh của nữ thần sắc đẹp – thần tượng mà mọi phụ nữ đều khao khát trở thành.

Beauty Bay ẩn dụ vẻ đẹp của nữ thần để kích thích mua hàng
Beauty Bay ẩn dụ vẻ đẹp của nữ thần để kích thích mua hàng

Họ không mô tả rằng nước da của bạn sẽ chuyển thành màu vàng đồng và trông vô cùng nổi bật, nhưng bạn sẽ trở thành nữ thần vàng, được ban phát vẻ đẹp và thu hút mọi ánh nhìn của đàn ông. Beauty Bay biết rằng mong muốn của bạn sau khi sử dụng của họ sẽ trở nên quyến rũ hơn chứ không phải đơn thuần có một nước da vàng theo cách mô tả thông thường.

So sánh – biện pháp đối chiếu sự vật, sự việc, hiện tượng này với các sự vật, sự việc, hiện tượng khác có nét tương đồng – luôn hoạt động tốt vì dễ khiến cho độc giả liên tưởng và đưa bản thân sự vật, người được so sánh trở nên gần gũi hơn với sự vật, người so sánh. 

Đó là lý do tại sao Charlotte Tilbury – thương hiệu mỹ phẩm nổi tiếng – sử dụng phép so sánh “giống như Hollywood” trong phần mô tả sản phẩm của họ.

Charlotte Tilbury so sánh sản phẩm của họ như nguyên liệu của Hollywood
Charlotte Tilbury so sánh sản phẩm của họ như nguyên liệu của Hollywood

Một lần nữa, lời khuyên dành cho bạn là đừng quá xa rời thực tế, cố gắng tìm ra cảm giác mà khách hàng tiềm năng của bạn mong muốn và đặt sản phẩm như một cánh cửa để họ đạt được cảm giác đó.

Đối diện với nỗi sợ

Không chỉ có những cảm xúc tích cực mới có thể thúc đẩy người tiêu dùng mua hàng. Thông thường, chúng ta sẽ làm nhiều hơn để tránh đau đớn mà chúng ta sẽ đạt được niềm vui.

Không chỉ có những cảm xúc tích cực mới đủ khả năng kích thích người tiêu dùng mua hàng. Thông thường, động lực mua hàng của chúng ta chỉ để tránh những bất tiện trong cuộc sống.

Tìm ra nỗi sợ phổ biến của khách hàng tiềm năng và khéo léo đưa sản phẩm của bạn vào như một đấng cứu thế.

Nếu bạn vẫn chưa hình dung được mình sắp và sẽ làm gì, hãy xem các bước sau đây:

Đầu tiên, nghĩ về những lợi ích của sản phẩm > Mô tả cuộc sống nếu không có sản phẩm của bạn > Khuếch đại những nỗi sợ hãi đó > Xoa dịu tâm trí của khách hàng bằng cách cung cấp sản phẩm của bạn như một giải pháp.

Đây là chiến lược khá thông dụng và vẫn còn hiệu quả cho đến ngày nay. Nếu bạn đang vật lộn với những sản phẩm cao cấp, hãy thử xem ví dụ của Bellroy:

Bellroy viết mô tả sản phẩm đơn giản nhưng hiệu quả
Bellroy viết mô tả sản phẩm đơn giản nhưng hiệu quả

Nếu bạn là một phượt thủ, mình tin chắc bạn thường đối mặt với những tình huống này và thậm chí còn cảm thấy căng thẳng khi đọc những dòng mô tả sản phẩm sau.

Bellroy (1) Muốn bạn hình dung ra tình huống khắc nghiệt, (2) Khiến bạn lo sợ bị mất giấy tờ quan trọng và cuối cùng, (3) Xoa dịu nỗi sợ bằng các sản phẩm của họ.

Bởi vì chúng ta đều có tâm lý muốn được tự do và gạt phăng đi những nỗi sợ hãi thường ngày, dù ít hay nhiều.

Vượt qua nỗi đau

Một phương pháp phổ biến hơn cả 3 phương pháp trên đó là đánh vào nỗi đau (Pain Point) của khách hàng. Thậm chí lối viết này còn áp dụng rất tốt cho các bài copy, mang về không ít doanh thu cho doanh nghiệp.

Bằng cách này, bạn sẽ đặt một dấu chấm hỏi “to bự” trong tâm trí của độc giả, ngay cả khi họ đang không gặp bất cứ một vấn đề gì trong lúc đó. Sau đó, bạn cung cấp sản phẩm của mình như một giải pháp để loại bỏ và ngăn chặn các nỗi đau trong hiện tại và tương lai. Và đoán xem, khách hàng sẽ mua sản phẩm từ bạn để ngăn chặn các trường hợp không mong muốn xảy ra. 

Bạn có thể xem một ví dụ điển hình từ Birchbox:

Birchbox gợi lên nỗi đau và dập tắt chúng
Birchbox gợi lên nỗi đau và dập tắt chúng

Sản phẩm sữa rửa mặt của Birchbox hứa hẹn sẽ giải cứu bạn khỏi những nỗi đau bằng cách ngăn ngừa một số vấn đề về da mặt. Đương nhiên, Birchbox khiến bạn phải mường tượng về cảm giác khó chịu với những biến chứng trên da mặt hiện tại.

Họ liên kết vấn đề bằng cách nói “Nó có thể rất khó chịu …” và định vị sản phẩm là giải pháp với phần thứ hai với ngụ ý “Đây là sản phẩm mà bạn rất cần để không phải gặp tình trạng đó.”

Nếu bạn thích cách viết mô tả sản phẩm này, bạn có thể vượt ra ngoài cách tiếp cận của Birchbox và liên kết chúng thành một mạch chuyện.

Bằng cách hình dung hành trình của một người mua hàng lý tưởng, tại những điểm nỗi đau hiện hữu và cũng chính là nơi bạn giải phóng họ khỏi những nỗi đau đó. Kèm theo đó là thông điệp thích hợp.

Trở nên thật hài hước

Nếu như sinh ra, bạn được thượng đế ban cho tính hài hước thì bạn đã chiếm được cảm tình của 60% người trên toàn thế giới này. 

Bởi con người chúng ta đều tìm kiếm niềm vui và lấy chúng làm mục tiêu trong cuộc sống. Vì thế, rất nhiều người follow một thương hiệu nào đó chỉ để mang đến những cảm xúc tích cực, để vẽ lên nụ cười trong cuộc sống buồn tẻ này.

Viết mô tả sản phẩm hài hước không chỉ giúp bạn chuyển đổi lượng người truy cập thành khách hàng mà còn giúp bạn xây dựng một thương hiệu thân thiện, một người bạn chia sẻ những điều thú vị, khiến bạn mỉm cười vào bất kỳ lúc nào.

Nhưng thực tế, không dễ dàng để khiến mọi người nở nụ cười, đặc biệt nếu bạn làm trong ngành không mấy hài hước, hằng ngày chỉ tiếp xúc với những khuôn mặt cau có, không chút thiện cảm. Nhưng ngay cả khi brand voice khô khan và quy củ, thì bạn vẫn có thể thêm một vài điểm nhấn thú vị vào mô tả sản phẩm và nổi bật giữa rừng đối thủ cạnh tranh.

Nếu bản chất sản phẩm của bạn đã thú vị chẳng hạn như Durex thì bạn có cả núi ý tưởng để vẽ nên câu chuyện hài hước:

Cách viết mô tả sản phẩm của Durex hài hước và thật đặc trưng
Cách viết mô tả sản phẩm của Durex hài hước và thật đặc trưng

Hoặc một ví dụ mới mẻ từ thương hiệu Firebox với cách viết mô tả sản phẩm dài thòng nhưng vẫn khiến khách hàng thích thú bằng cách hòa trộn sự hài hước với câu chuyện của các sản phẩm:

Firebox khiến người xem thích thú với câu chuyện sản phẩm của họ
Firebox khiến người xem thích thú với câu chuyện sản phẩm của họ

Firebox biết rằng nếu bạn truy cập vào trang sản phẩm này bằng Google Tìm Kiếm sẽ tự hỏi bản thân “Tại sao mình lại cần cái này?” Vì thế, họ đã mô tả một tình huống mà bạn có thể liên tưởng đến và giải thích nguyên do tại sao bạn cần đến sản phẩm này.

Chiến lược này phù hợp cho mọi doanh nghiệp nhưng nếu áp dụng, hãy chắc chắn rằng sự hài hước phù hợp với brand voice. Thêm một chút hài hước vào nội dung mô tả sản phẩm của bạn ở những vị trí phù hợp, không nên cố gắng ép buộc một cách gượng gạo chỉ vì sở thích cá nhân của bạn.

Dự đoán trước lời chê bai

Một trang thương mại điện tử – nơi ý kiến và đánh giá của người tiêu dùng là lợi thế kinh doanh. Vậy một người chủ gian hàng nên làm gì để biến tình huống bị động đó trở nên chủ động.

Trước hết, bạn cần xem xét các nguyên nhân khiến cho mọi người đưa ra đánh giá xấu về sản phẩm. Đó có thể là giá cả, thời gian giao hàng hay chất lượng sản phẩm,…

Khi bạn đã phát hiện ra những trở ngại tiềm tàng trong quá trình mua hàng của khách hàng tiềm năng, bạn có thể viết vào mô tả sản phẩm và giải đáp tất cả những nghi ngờ của họ trước khi có cơ hội đưa ra một đánh giá xấu.

Beardbrand hiểu rằng một số người truy cập vào website của họ sẽ đắn đo trong việc chi trả cao hơn cho một chiếc lược chải tóc đắt hơn so với bàn chải bình thường…

Giá bán của cây lược chải Beardbrand đắt hơn các sản phẩm khác
Giá bán của cây lược chải Beardbrand đắt hơn các sản phẩm khác

… Đó là lý do tại sao Beardbrand đưa ra những nhận định của khách hàng về sản phẩm cùng những câu trả lời phản biện mượt như Sunsilk:

Beardbrand giải thích trước lý do sản phẩm của họ lại có giá đắt
Beardbrand giải thích trước lý do sản phẩm của họ lại có giá đắt

Beardbrand hỏi “Điều gì làm cho bàn chải làm từ lông của heo rừng tốt hơn bàn chải tổng hợp?” trong mô tả. Họ đưa ra câu trả lời để biện minh cho mức giá đắt đỏ của sản phẩm và thuyết phục khách hàng bằng cách cung cấp lời giải thích hữu ích.

Hướng đến một người dùng cụ thể

Xu hướng cá nhân hóa trong marketing đang dần trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Tất nhiên, Personalization cũng được áp dụng trong content và thể hiện vai trò hữu hiệu trong khả năng chuyển đổi.

Một số sản phẩm cần mô tả chi tiết và thân thiện hơn, đặc biệt nếu bạn đang cung cấp những mẫu tùy chọn cho từng đối tượng khách hàng khác nhau. 

Đó là khi bạn dễ dàng trò chuyện với khách hàng hơn. Không phải những ngôn từ sáo rỗng, chúng như những lời thì thầm của nội tâm đánh thẳng vào tâm lý của khách hàng.

Thêm những dòng mô tả sản phẩm và viết chúng cho các cấp độ người dùng:

  • Mới bắt đầu
  • Chuyên gia
  • Lão luyện.

Bằng cách này, khách hàng tiềm năng dễ dàng liên tưởng đến sản phẩm của bạn và đưa ra quyết định mua hàng nhanh hơn. Away là một thương hiệu thường sử dụng cách viết mô tả sản phẩm này trên các trang sản phẩm của họ.

Away có các phiên bản khác nhau trong cùng một dòng sản phẩm. Khách hàng có thể mất hàng giờ đồng hồ, đôi khi bí quá thì lại thoát ra trang của bạn và để dành cho lần mua tiếp. Vậy thì chẳng phải họ đang mất khách hàng chỉ vì không giải quyết được mớ hỗn độn kia hay sao.

Away hướng đến sự cá nhân hóa trong cách viết mô tả sản phẩm
Away hướng đến sự cá nhân hóa trong cách viết mô tả sản phẩm

Cách Away xoay sở bằng cách thêm một vài từ: “Lý tưởng cho những…” theo sau ám chỉ cho đối tượng khách hàng cụ thể của họ.

Away gắn ghép từng nhóm khách hàng mục tiêu với từng sản phẩm khác nhau để họ thực hiện truy vấn tốt hơn.

Chúng hữu ích cho độc giả. Ngoài ra, còn giúp họ đưa ra các quyết định chính xác hơn.

Dollar Shave Club có cách tiếp cận tương tự, nhưng họ cá nhân hóa sâu hơn vào tệp khách hàng của họ:

Dollar Shave Club cung cấp thông tin hữu ích cho từng đối tượng
Dollar Shave Club cung cấp thông tin hữu ích cho từng đối tượng

Nếu bạn định sử dụng cách viết mô tả sản phẩm này, hãy thêm các tùy chọn để nhận diện được khách truy cập để từ đấy đề xuất ra một nội dung phù hợp.

Lời kết

Thật tuyệt vời nếu bạn đọc hết mớ kiến thức bên trên.

Nhưng bù lại, bạn sẽ hiểu được cách viết mô tả sản phẩm mới để cải thiện doanh số bán hàng ngay từ bây giờ. Bạn có thể áp dụng nhiều cách viết lại với nhau, nhưng hãy đảm bảo chúng phù hợp với brand voice.

Vì sáng tạo là không có giới hạn và tâm lý con người là thứ cực kỳ khó nắm bắt nên đâu đấy ngoài kia, vẫn có các cách viết mô tả mới mẻ và hấp dẫn hơn.

Kính mong các bạn để lại những lối viết mới để mình bù đắp vào lượng kiến thức còn đang thiếu hụt nhé.

Tài liệu tham khảo:

https://sleeknote.com/blog/product-descriptions

Bài viết đã được tạo 11

Một bình luận trong “Viết mô tả sản phẩm: Tưởng dễ nhưng khó không tưởng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài liên quan

Bắt đầu nhập từ khoá bên trên và nhấp enter để tìm kiếm. Nhấn ESC để huỷ.

Trở lên trên